Những vấn đề pháp lý cần biết liên quan đến luật thừa kế nhà ở

Thông thường, theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, có hai hình thức thừa kế di sản là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Tuy nhiên, đối với tài sản là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, liên quan đến luật thừa kế nhà ở, người dân cần biết các vấn đề pháp lý liên quan nào và chuẩn bị những giấy tờ gì? Bài viết dưới đây sẽ đưa ra lời giải đáp. 

Những vấn đề pháp lý cần biết liên quan đến luật thừa kế nhà ở

Phân chia quyền thừa kế tài sản theo di chúc và theo pháp luật

Thừa kế theo di chúc

Định nghĩa di chúc được quy định tại Điều 624 Bộ luật dân sự năm 2015, đó là sự sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Di chúc có hai hình thức là di chúc lập thành văn bản và di chúc miệng. Theo quy định tại khoản 5, Điều 630, Bộ luật dân sự năm 2015, di chúc miệng chỉ được coi là hợp pháp trong trường hợp người để lại di chúc thể hiện ý chí của mình trước sự chứng kiến của ít nhất là 02 người làm chứng và ngay sau khi người để lại di chúc chết, hai người làm chứng phải lập tức ghi chép lại nội dung đó sau đó cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng. Trường hợp thừa kế theo di chúc được giải quyết khá đơn giản, chỉ cần thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc.

Thừa kế theo pháp luật

Theo quy định của BLDS 2015, Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp; người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Bên cạnh đó, thừa kế theo pháp luật còn được áp dụng đối với các phần di sản là tài sản không được định đoạt trong di chúc; Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật; Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Trường hợp thừa kế tài sản theo pháp luật, quy định về các hàng thừa kế sẽ được áp dụng.

Tư vấn các vấn đề pháp lý về luật thừa kế nhà ở 

Những vấn đề pháp lý cần biết liên quan đến luật thừa kế nhà ở

Khi một chủ thể để lại di sản cho người thừa kế thì người thừa kế đó được nhận các quyền sở hữu di sản đó, bao gồm: quyền sử dụng, quyền định đoạt và quyền sở hữu. Theo đó, khi di sản là nhà ở, tức người để lại thừa kế đang chuyển các quyền sở hữu liên quan đến ngôi nhà cho người nhận thừa kế, các giấy tờ sở hữu nhà ở,… Như đã phân tích ở mục trên, việc phân chia tài sản là nhà ở cũng dựa trên hai hình thức là thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật.

Khi người nhận thừa kế muốn tặng cho hay mua bán căn nhà đó thì trước hết phải có quyền sở hữu căn nhà một cách hợp pháp. Hay nói cách khác là hoàn tất các thủ tục nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật đối với hình thức thừa kế theo pháp luật. Trường hợp nhận thừa kế theo di chúc, quyền sở hữu nhà được phân chia theo các hàng thừa kế, từ hàng thừa kế rồi lần lượt đến hàng thừa kế thứ hai, thứ ba,…

  • Thủ tục cần chuẩn bị để nhận thừa kế theo luật thừa kế nhà ở gồm có:

Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu;

Bản khai sơ yếu lý lịch của người nhận thừa kế;

Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền;

Giấy chứng tử của người lập di chúc;

Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hợp pháp của người lập di chúc;

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc, theo pháp luật;

Các giấy tờ liên quan chứng minh mối quan hệ giữa người thừa kế với người để lại di chúc như: giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận quyền nuôi con.

Những vấn đề pháp lý cần biết liên quan đến luật thừa kế nhà ở trên đây hy vọng sẽ giúp ích được cho quý bạn đọc trong quá trình thực hiện phân chia tài sản thừa kế là nhà ở hay hoàn tất các thủ tục một cách nhanh chóng. Để biết thêm các thông tin quan trọng khác, hãy theo dõi chúng tôi ngay nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *