Luật xây dựng nhà ở liền kề ở nước ta 

Khi xây dựng nhà ở, người dân cần lưu ý đến các vấn đề pháp lý nào? Các thủ tục, quy trình xây dựng hiện nay ra sao? Đặc biệt là khi Luật xây dựng ở nước ta mới được sửa đổi và có hiệu lực vào ngày 1/1/2021 thì Luật xây dựng nhà ở liền kề ở nước ta có điều luật nào mới được cập nhật hay không? Ở bài viết sau đây, chúng ta sẽ cùng đi giải quyết những thắc mắc này.

Quy định về luật xây dựng nhà ở liền kề ở nước ta

Nhà ở liền kề là gì?

Loại nhà ở riêng lẻ của các hộ gia đình hoặc cá nhân được xây dựng liền nhau, thông nhiều tầng, xây dựng sát nhau thành dãy trong những lô đất nằm liền nhau và chiều rộng nhỏ hơn chiều sâu (chiều dài) của nhà, cùng sử dụng chung một hệ thống hạ tầng của khu vực đô thị đó được gọi là nhà ở liền kề (hay nhà ở liên kế).

Luật xây dựng nhà ở liền kề nước ta

Nhà phố liên kế là gì?

Nhà ở liên kế khác với nhà phố liên kế. Loại nhà phố liên kế được thiết kế vừa để ở vừa phục vụ mục đích kinh doanh. Thông thường tầng trệt sẽ được tối ưu hóa kinh doanh. Ở phía trước thường có cổng, có thể có sân vườn nhỏ.

Luật xây dựng nhà ở liền kề nước ta

Quy định về luật xây dựng nhà ở liền kề nước ta

Để xây dựng nhà ở liền kề, chủ xây dựng và chủ sở hữu phải đảm bảo thực hiện những nghĩa vụ nhất định. Luật xây dựng nhà ở liền kề nước ta thể hiện trong quy định về nghĩa vụ tôn trọng trong xây dựng được ghi trong điều 174 bộ luật Dân sự 2015 như sau:

“Khi xây dựng công trình, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải tuân theo pháp luật về xây dựng, bảo đảm an toàn, không được xây vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định và không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản là bất động sản liền kề và xung quanh”.

Bên cạnh đó nhà thầu thi công công trình này cũng phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường. Tuyệt đối không được gây ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí, tiếng ồn,…

Nếu như nhà của bạn gặp vấn đề chất lượng vì nhà thầu vi phạm trật tự xây dựng, bạn cần trình báo, có bằng chứng xác thực để đưa về cơ quan chức năng quản lý xây dựng xử lý. Cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ quyết định xử phạt nếu nhà thầu có vi phạm.

Quy định bồi thường thiệt hại

Xử phạt đối với các hành vi vi phạm trật tự xây dựng được pháp luật đã quy định rõ ràng. Nếu nhà thầu vi phạm quy định về quản lý chất lượng công trình gây lún, nứt hoặc làm hỏng công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình lân cận thì mức độ xử phạt như sau:

  • Xây dựng nhà ở riêng lẻ tại nông thôn hoặc công trình xây dựng khác không thuộc trường hợp này : Phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 triệu đồng.
  • Xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị : Phạt tiền từ 15.000.000 – 20.000.000 triệu đồng.

Ngoài ra, pháp luật cũng có quy định buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu hoặc bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu.

Khu vực nào không được xây dựng nhà ở liên kế?

Khu vực không cho phép xây nhà liên kế được quy định tại Điểm 4.3 Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam (TCXDVN) 353 năm 2005 về nhà ở liên kế do Bộ Xây dựng ban hành. Trong đó quy định các khu vực sau không được xây nhà ở liên kế:

  • Trong các khuôn viên, trên các tuyến đường hay đoạn đường đã có bố cục kiến trúc chính là các biệt thự.
  • Các khu vực kiến trúc đã có quy hoạch ổn định.
  • Trong khuôn viên có các công trình công cộng ví dụ như trụ sở cơ quan, các công trình thương mại, dịch vụ, các cơ sở sản xuất.
  • Trên các tuyến đường, đoạn đường, các khu vực đã được xác định là đối tượng bảo tồn kiến trúc và cảnh quan đô thị.

Bên cạnh luật xây dựng nhà ở liền kề ở nước ta, mới đây ngày 1/1/2021 Luật xây dựng đã sửa đổi và công bố 3 trường hợp được miễn giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ. Hãy cùng theo dõi để nắm bắt thông tin sau đây.

3 trường hợp được miễn giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ nước ta từ 2021

Theo Khoản 2 Điều 3 trong được quy định trong Luật nhà ở 2014, “nhà ở riêng lẻ là nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập”.

Việc miễn giấy phép xây dựng như trên chỉ được áp dụng bởi nhà ở riêng lẻ và được thi hành từ ngày 1/1/2021. Cụ thể:

Điều 89 trong Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định về các trường hợp nhà ở riêng lẻ được miễn giấy phép xây dựng như sau:

Thứ nhất là nhà nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Thứ hai là “công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt”.

Thứ ba là “công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa”.

Luật xây dựng nhà ở liền kề nước ta

Trên đây là những thông tin cần thiết cho bạn cũng như cập nhật mới nhất về luật xây dựng nhà ở liền kề nước ta hiện nay. Mong rằng qua bài viết bạn sẽ hiểu hơn về các loại nhà cũng như những quy định quan trọng trong xây dựng để áp dụng về sau.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài Viết Liên Quan