Sổ cái theo hình thức chứng từ ghi sổ là sổ kế toán để tổng hợp dùng ghi các nghiệp vụ kinh tế được phát sinh theo tài khoản kế toán đã được quy định trong chế độ tài khoản và kế toán áp dụng cho doanh nghiệp. Số liệu ghi trên Sổ Cái sẽ dùng để kiểm tra, đối chiếu với các số liệu ghi trên Bảng tổng hợp chi tiết hoặc là các Sổ (thẻ) kế toán chi tiết cũng dùng để lập Bảng cân đối số phát sinh và Báo cáo Tài chính. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn một số mẫu sổ cái theo Thông tư 200.
Mẫu sổ cái theo Thông tư 200
Mẫu 1: Mẫu sổ cái số S02c1-DN thông tư 200
Mẫu 2: Mẫu sổ cái số S02c2-DN thông tư 200
Nội dung, kết cấu và PP ghi sổ
Nội dung
Sổ Cái là sổ để kế toán tổng hợp dùng để ghi các nghiệp vụ kinh tế có thể phát sinh theo tài khoản kế toán đã được quy định trong chế độ tài khoản kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp.
Số liệu ghi trên Sổ Cái dùng để kiểm tra, cũng như đối chiếu với số liệu ghi trên Bảng tổng hợp các chi tiết hoặc các Sổ (thẻ) kế toán chi tiết và dùng nó để lập Bảng cân đối số phát sinh và Báo cáo Tài chính.
Kết cấu và phương pháp ghi Sổ
Sổ Cái của hình thức kế toán và Chứng từ ghi sổ đã được mở riêng cho từng tài khoản. Mỗi tài khoản sẽ được mở một trang hoặc một số trang tùy vào số lượng ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được nhiều hay ít của từng tài khoản.
Sổ Cái có 2 loại gồm: Sổ Cái ít cột và Sổ Cái nhiều cột.
- Sổ Cái ít cột: thường sẽ được áp dụng cho những tài khoản có ít nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hoặc là nghiệp vụ kinh tế phát sinh đơn giản.
Kết cấu của Sổ Cái loại ít cột ( theo Mẫu số S02c1-DN)
- Cột A: Ghi ngày và tháng ghi sổ.
- Cột B, C: Để ghi số hiệu, ngày và tháng của Chứng từ ghi sổ.
- Cột D: Ghi tóm tắt những nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Cột E: Số hiệu của TK đối ứng.
- Cột 1, 2: Để ghi số tiền ghi Nợ và Có của tài khoản này.
- Sổ Cái nhiều cột: thường sẽ được áp dụng cho những tài khoản mà có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hoặc là nghiệp vụ kinh tế phát sinh phức tạp cần phải được theo dõi chi tiết và có thể kết hợp mở riêng cho một trang sổ trên Sổ Cái sau đó được phân tích chi tiết theo tài khoản đối ứng.
Kết cấu của Sổ cái nhiều cột (Mẫu số S02c2-DN)
- Cột A: Ghi ngày và tháng ghi sổ.
- Cột B, C: Để ghi số hiệu, ngày và tháng của Chứng từ ghi sổ.
- Cột D: Ghi tóm tắt những nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Cột E: Số hiệu của TK đối ứng.
- Cột 1, 2: Ghi tổng số tiền phát sinh Nợ và số tiền phát sinh Có của tài khoản này.
- Cột 3 đến cột 10: Ghi lại số tiền phát sinh bên Nợ và bên Có của các tài khoản cấp 2.
Phương pháp ghi Sổ Cái:
- Căn cứ vào những Chứng từ ghi sổ để thêm vào Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó Chứng từ được ghi sổ sẽ được sử dụng để ghi vào Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
- Hàng ngày, căn cứ vào những Chứng từ ghi sổ để thêm vào Sổ Cái ở các cột phù hợp.
- Ở cuối mỗi trang sẽ phải cộng tổng số tiền theo từng cột và sau đó chuyển sang đầu trang sau.
- Cuối tháng, (quý, năm) kế toán phải khoá sổ Cái, cộng tổng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có, sau đó tính ra số dư và cộng luỹ kế số phát sinh từ đầu quý, đầu năm của từng tài khoản từ đó làm căn cứ lập Bảng Cân đối số phát sinh và Báo cáo tài chính.
Kết luận
Sau khi tham khảo mẫu Sổ cái theo thông tư 200 – cách ghi sổ cái hy vọng bạn bài viết đã giúp bạn hiểu thêm về sổ cái thông tư 200 và áp dụng được tốt nhất vào công việc. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm.