Kết cấu mái thái dường như đang vô cùng phổ biến trong giới xây dựng, áp dụng đa dạng cho các kiểu nhà cấp bốn, nhà hai tầng, nhà cao tầng. Vậy, lý do gì khiến mái thái lại được ưa chuộng như thế, điểm mạnh của chúng so với các dòng mái khác là gì. Cùng tìm hiểu nhé!
Kết cấu mái thái là kết cấu như thế nào?
Đúng như tên gọi, kết cấu mái thái mang xuất xứ từ Thái Lan, ban đầu cũng được lợp bằng ngói Thái. Sau này có thêm nhiều cải tiến dành cho chất liệu, áp dụng cho nhà nhiều tầng chứ không phải chỉ dùng cho nhà cấp 4 nữa. Tuy nhiên, điểm mấu chốt là phom dáng chữ A, độ dốc cao, che phủ toàn bộ phần mái trên của căn nhà, có thể đua ra hàng hiên bên dưới.
Ưu điểm của kết cấu mái thái:
- Công năng sử dụng lớn: mái thái dốc nên độ thoát nước nhanh và mạnh, có tác dụng lớn trong việc chống nóng, thoát nhiệt nhanh. Độ chống thấm, dột ướt tốt, giúp phần lớn trong việc bảo vệ ngôi nhà trước tác động môi trường
- Tính ứng dụng cao: sau nhiều thay đổi, mái Thái hợp với cả nhà cấp 4, nhà 1 tầng 1 lửng, nhà nhiều tầng, biệt thự, nhà dãy, nhà chữ L, chữ U… mỗi kiểu nhà mái Thái đều mang đến điểm ấn tượng riêng
- Phù hợp nhiều chất liệu: dựa theo chi phí xây nhà mà chủ nhà có thể lựa chọn các loại gạch, ngói khác nhau. Ví dụ như các loại gạch không nung, hay sử dụng dán ngói để giảm thời gian thi công
- Tính thẩm mỹ hiện đại: Dạng nhà mái Thái vừa kết hợp truyền thống Việt mà lại mang hơi hướng hiện đại trẻ trung. Chính độ nhọn cao làm tôn thêm vẻ đẹp vững chãi, cao ráo, thoáng mát cho toàn bộ căn nhà.
- Hợp phong thủy: điều này đã được rất nhiều thầy phong thủy có tiếng khẳng định. Hình dáng ngôi nhà luôn có hướng đi lên sẽ mang đến năng lượng tích cực cho các thành viên trong nhà. Hơn nữa, việc xây mái Thái còn giúp hóa giải những khí xấu, thế xấu (nếu có) của mảnh đất độc
Nhược điểm của kết cấu mái thái:
Ưu điểm nhiều là thế, nhưng mái thái vẫn có một vài điểm hạn chế. Nếu khắc phục được thì rất tốt, còn nếu không, bạn nên biết trước để chuẩn bị:
- Thời gian hoàn thiện dài, tốn công, tốn vật liệu: do yêu cầu độ chuẩn xác cao nên khá mất thời gian cho phần mái so với xây mái bằng. Bạn có thể khắc phục bằng cách thuê thợ chuyên nghiệp, có nhiều kinh nghiệm trong việc lợp mái
- Chi phí cao: điều này là hiển nhiên vì ta phải tính toán phần kinh phí cho việc mua ngói, xây dựng kết cấu chống đỡ bên trong
- Khó khăn trong việc lên thêm tầng: nếu xác định muốn thêm tầng sau này, bạn không nên chọn mái Thái, để tránh việc phải đập bỏ, tốn kém chi phí.
Vật liệu nào chuẩn nhất cho kết cấu mái Thái
Vật liệu làm khung kèo lợp ngói
GỖ:
Vật liệu phổ biến từ ngàn đời nay, đúng kiểu mẫu truyền thống trong các căn nhà ba gian, nhà thờ họ, nhà xây theo hướng cổ. Ưu điểm của loại vật liệu này là đẹp, tính thẩm mỹ cực cao, ngoài ra trên các xà kèo gỗ còn có thể trang trí bằng các bức bình phong hay câu đối theo ý muốn của chủ nhà. Sử dụng các loại gỗ xịn thì sẽ có độ bền rất cao.
Tuy nhiên, vẫn có hạn chế với khung kèo bằng gỗ đó là nguy cơ bị mối mọt cao, phải có công tác chống ẩm, mốc. Dễ cong vênh do ảnh hưởng thời tiết nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam. Giá vật liệu gỗ cao, làm chi phí thi công mái khá đắt đỏ
THÉP:
Vật liệu khá phổ biến khi làm khung cho kết cấu mái Thái ngày nay. Đây là vật liệu mang tính hiện đại cao, dễ làm, dễ thiết kế, trọng lượng nhẹ, không gây nhiều áp lực cho phần tường. Hoàn toàn có thể biến đổi theo khung nhà mong muốn. Những loại thép hiện nay đều được xử lý kỹ nên ít bị trường hợp gỉ sét, mất thẩm mỹ, mất an toàn.
BÊ TÔNG:
Loại vật liệu này khá chắc chắn khi sử dụng làm khung mái. Lợi thế khi sử dụng bê tông đó làm đảm bảo được độ cách nhiệt, chống thấm, chống ồn của mái. Tính chịu lực của mái cũng được nâng lên gấp nhiều lần so với các vật liệu khác.
Tuy nhiên có lưu ý khi sử dụng bê tông đó là phải tính toán đến độ giãn nở của bê tông phụ thuộc vào thời tiết để có biện pháp kết nối các tấm bê tông chuẩn xác nhất.
Vật liệu lợp mái
NGÓI ĐẤT NUNG:
Màu đỏ gạch tươi rói chính là điểm nhấn cho các viên ngói đất nung. Bên cạnh mặt thẩm mỹ, ngói đất nung còn có độ bền cao, có chống thấm nước, chi phí không quá đắt.
Lưu ý khi thi công là nên tìm thợ lợp có kinh nghiệm để đảm bảo không có kẽ hở giữa các viên ngói.
NGÓI BÊ TÔNG
Đa dạng màu sắc và kiểu dáng hơn ngói đất nung. Trọng lượng nhẹ hơn nên sẽ giảm áp lực phần mái. Cách lợp cũng dễ hơn, không yêu cầu quá cao.
Còn mặt hạn chế có lẽ là độ bền sẽ không cao bằng ngói đất nung.
TÔN
Vật liệu mái rẻ nhất, phù hợp với các căn nhà có chi phí thấp mà vẫn muốn đẹp. Bảng màu tha hồ cho bạn lựa chọn, kiểu dáng tùy theo sở thích: lượn sóng, cong tròn, lớp vuông… , thời gian lợp cũng vô cùng nhanh.
Nhược điểm của mái tôn là hơi ồn và nên sử dụng tôn cách nhiệt để đảm bảo độ chống nóng.
Tiêu chuẩn cho một kết cấu mái thái đúng yêu cầu?
- Mái thái có độ dốc khuyến nghị là tầm 30 – 35 độ
- Chiều xuôi mái tối đa 10m
- Khoảng cách giữa các hàng ngói lợp vừa đủ, không quá mau cũng không quá thưa
- Xác định đúng khoảng cách mè theo thiết kế
- Thứ tự khi lợp ngói chính: xen kẽ lợp ngói từ phải sang trái, 10 viên dùng dây căn chỉnh lại 1 lần để đảm bảo thẳng hàng
- Thứ tự lợp ngói rìa: bắt đầu bằng viên ngói ở cuối rìa. Vị trí gắn viên này phải che phủ được hết viên ngói chính ở hàng thứ nhất.
- Chú ý việc cố định ngói vào mè bằng vít dài
Bài viết đã mang đến bạn một cái nhìn tổng thể về kết cấu mái thái. Liệu đã đủ để bạn si mê và mong muốn thiết kế ngay cho ngôi nhà của mình. Hãy thử nghiệm nhé, chắc chắn sẽ hài lòng đó!