Cụm từ xuất khẩu có lẽ là đã khá quen thuộc đối với nhiều người. Đặc biệt là với những ai đã và đang làm về kinh tế. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được tường tận và sâu sắc về khái niệm này. Bài viết này sẽ đi vào phân tích về khái niệm xuất khẩu là gì cũng như những thông tin liên quan đến xuất khẩu cho bạn dễ tham khảo hơn.
Xuất khẩu là gì?
Bạn có thể hiểu nghĩa của từ xuất khẩu theo nhiều cách khác nhau. Với cách đơn giản, dễ hiểu nhất, xuất khẩu là việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ của một quốc gia sang những quốc gia khác, dựa trên cơ sở sử dụng tiền tệ làm phương thức thanh toán.
Tiền tệ ở đây chúng ta có thể là sử dụng một trong 2 đồng tiền của hai nước hợp tác xuất nhập khẩu để thanh toán hoặc cũng có thể là sử dụng đồng tiền của nước thứ 3.
- Ví dụ, Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ và sử dụng đồng USD để thanh toán thì đồng USD sẽ là ngoại tệ đối với Việt Nam nhưng lại là đồng nội tệ của Mỹ. Còn trong trường hợp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc, thì đồng USD sẽ là ngoại tệ với cả hai quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu.
Ngoài cách hiểu đơn giản như trên thì chính xác khái niệm xuất khẩu theo Luật thương mại 2005 tại Điều 28, khoản 1 được viết cụ thể như sau:
Dù bạn hiểu theo cách nào thì xuất khẩu cũng là một hình thức bán hàng cho nước ngoài để thu lợi nhuận về cho doanh nghiệp và quốc gia.
Vai trò của xuất khẩu với nền kinh tế thế giới
Đóng vai trò quan trọng quyết định đến sự phát triển kinh tế của một quốc gia, hay rộng hơn là mang tính toàn cầu. Hoạt động xuất khẩu sinh ra nhằm mở rộng thị trường và mang lại nguồn ngoại tệ, giúp thúc đẩy hoạt động nhập khẩu, phát triển các cơ sở hạ tầng.
- Mang lại nguồn doanh thu lớn cho các doanh nghiệp, giúp gia tăng doanh số bán hàng của doanh nghiệp, đa dạng hóa thị trường đầu ra, tạo nguồn thu ổn định không chỉ trong nước mà còn ở phạm vi thế giới. Đây cũng là một phương thức tốt giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu rộng rãi ra thị trường quốc tế. Có càng nhiều doanh nghiệp tên tuổi thì vị thế của quốc gia đó sẽ càng cao. Một ví dụ điển hình cho điều này là khi nhắc đến Apple người ta nghĩ đến Mỹ, hay nhắc Samsung người ta sẽ nhớ đến Hàn Quốc.
- Mang đến một nguồn ngoại tệ lớn cho cả đất nước: nhà nước ta vốn luôn khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường xuất khẩu vì đây chính là cơ sở để tăng tích lũy ngoại tệ và cân bằng cán cân thanh toán. Từ đó, góp phần thúc đẩy cho nền kinh tế quốc gia phát triển mạnh hơn.
- Tạo ra công ăn việc làm, giúp cải thiện đời sống cho công nhân. Trước hết, sản xuất hàng xuất khẩu sẽ thu hút hàng triệu người lao động và tạo ra thu nhập chính đáng, giúp nâng cao đời sống của họ.
- Mở rộng và thúc đẩy các mối quan hệ về kinh tế đối ngoại của nước ta với các nước khác trên toàn thế giới.
Các hình thức xuất khẩu thường thấy tại Việt Nam
Xuất khẩu trực tiếp
Là hình thức trực tiếp giữa 2 bên, bên mua và bên bán sẽ trực tiếp ký kết hợp đồng ngoại thương với nhau. Với điều kiện hợp đồng phải tuân thủ pháp luật của từng quốc gia, đồng thời phải đúng với tiêu chuẩn của điều lệ mua bán quốc tế.
Ưu điểm của hình thức này là doanh nghiệp có thể tự tìm kiếm bạn hàng, hay định đoạt giá cả và lựa chọn phương thức thanh toán trong khuôn khổ chính sách của Nhà nước. Do đó, những doanh nghiệp tham gia xuất khẩu trực tiếp thường có uy tín và có đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao hơn.
Xuất khẩu gián tiếp
Đây là hình thức đưa hàng hóa ra các nước bên ngoài qua một đơn vị trung gian. Với hình thức này, hàng sẽ ủy thác cho một đơn vị thứ 3 trên danh nghĩa là bên nhận ủy thác để thay bạn đưa hàng ra nước ngoài.
Trong trường hợp này hai bên cần ký hợp đồng ủy thác. Quyền lợi, nghĩa vụ của bên ủy thác và bên nhận ủy thác sẽ do các bên tự thỏa thuận với nhau trong hợp đồng.
Gia công hàng xuất khẩu
Đây là phương thức sản xuất mà công ty trong nước sẽ nhận tư liệu sản xuất như: máy móc, thiết bị hay nguyên phụ liệu từ các công ty nước ngoài về để sản xuất dựa trên những yêu cầu của bên đặt hàng. Hàng hóa được làm ra sẽ bán ra nước ngoài dựa vào chỉ định của công ty đặt hàng.
Xuất khẩu tại chỗ
Là hình thức giao hàng tại chỗ, tại lãnh thổ Việt Nam, thay vì phải đi nước ngoài như những phương thức xuất hàng hóa thông thường. Điều này xảy ra khi khách hàng nước ngoài muốn hàng họ được giao luôn cho đối tác tại Việt Nam.
Tạm thời nhập tái xuất – Tạm thời xuất tái nhập
Với tạm nhập tái xuất thì hàng hóa sẽ chỉ tạm thời đưa vào lãnh thổ Việt Nam rồi sẽ được xuất sang đất nước thứ 3, hoặc hàng trong nước sẽ được xuất tạm ra nước ngoài, sau một thời gian nhất định sẽ được nhập về nước (tạm xuất tái nhập).
Buôn bán đối lưu
Được coi như một hình thức trao đổi hàng hóa, người mua cũng đồng thời là người bán và ngược lại, với lượng hàng xuất, nhập khẩu có giá trị tương đương nhau. Hình thức này còn được gọi là xuất nhập khẩu liên kết hay trao đổi hàng hoá.
Kết luận
Trên đây là những kiến thức về xuất khẩu là gì và các hình thức xuất khẩu ở nước ta, chắc chắn sẽ rất cần cho những ai mới vào nghề. Hy vọng thông tin có hữu ích với bạn.