Trong kho tàng rộng lớn những câu ca dao răn dạy con người về cách sống, cách đối nhân xử thế thì câu tục ngữ “ Dĩ hoà vi quý” chính là một trong những câu tục ngữ phổ biến nhất. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể hiểu rõ được dĩ hoà vi quý là gì? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu về câu tục ngữ trên cũng như những ý nghĩa, lời răn dạy mà nó mang lại.
Dĩ hoà vi quý là gì?
Trong lời ăn tiếng nói hàng ngày các bậc cha mẹ luôn dành tới con cái những điều răn dạy về cách ứng xử đúng để khi chúng phải tự lập, tiếp xúc với những con người xa lạ, va chạm với cuộc sống, đương đầu với nhiều cám dỗ sẽ khéo léo hơn, trở thành người tốt, giúp ích cho cộng đồng, được mọi người yêu mến, tôn trọng. Một trong những câu nói mà thường được nhắc đến chính là “ dĩ hoà vi quý”. Đây là một câu tục ngữ có nguồn gốc được mượn từ tiếng Hán. Trong đó, “dĩ ” ở đây có nghĩa là lấy; “hoà” là hoà hợp, hoà nhã, hài hòa; vi là làm; còn quý nghĩa là một thứ quý giá cần được tôn trọng. Vậy “Dĩ hòa vi quý” được hiểu là thái độ sống luôn biết coi trọng sự yên ổn, hài hòa trong giao tiếp trong ứng xử với người khác. Khuyên răn con người nên có lối sống hòa thuận, nhã nhặn, biết cư xử, tránh gây ra những rắc rối phiền hà cho bản thân và cho những người xung quanh.
Tại sao cần có lối sống “ dĩ hoà vi quý”?
Bởi vì trong cuộc sống luôn có các mối quan hệ xã hội mà đôi khi ta không thể tránh khỏi được những bất đồng, những quan điểm trái chiều có thể dẫn tới mâu thuẫn và cãi vã. Trong những trường hợp như vậy, ai cũng coi mình là người đúng, không chịu lắng nghe, nhường nhịn thì sẽ không thể nào giải quyết được vấn đề. Bởi vậy cần có thái độ giữ bình tĩnh, biết tiếp thu những ý kiến và quan điểm của người khác để trở nên thấu hiểu nhau hơn từ đó những mâu thuẫn cũng được giải quyết và tình cảm hai bên trở nên bền vững hơn. Đó chính là những điều mà câu tục ngữ khuyên răn con người, dù có là già hay trẻ, gái hay trai thì đều cần sống một cách đúng nghĩa, hoà hợp với mọi người.
Ý nghĩa của việc sống dĩ hoà vi quý
Từ bao đời nay, khi vua Hùng dựng nước rồi trải qua bao đau thương, mất mát của không ít cuộc chiến tranh cho đến ngày nay con người Việt Nam vẫn luôn luôn giữ vững được cốt cách thân thiện, hòa nhã với nhau và ngay cả với bạn bè quốc tế. Cho dù chiến tranh có xảy ra, dù Pháp hay Mỹ có thực hiện bao chính sách nhằm đồng hóa dân tộc thì bản chất con người Việt Nam vẫn mãi mãi tồn tại tới muôn đời. Tuy nhiên khi nền kinh tế phát triển không ngừng, đời sống của người dân được cải thiện thì kéo theo đó nhiều hệ lụy tác động không nhỏ tới nhưng lối sống cũng như tính cách của con người.Khi nhiều vấn đề phức tạp phát sinh đặc biệt là trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của mỗi cá nhân thì những xung đột tranh cãi là không thể nào tránh được. Khi một vấn đề cần cho ý kiến hay bàn luận nếu như không tìm được tiếng nói chung sẽ rất dễ nảy sinh xung đột và có thể đi tới cãi vã. Điều đó gây cản trở sự hợp tác, phát triển trên nhiều phương diện nhất là trong quá trình làm việc nhóm, ảnh hưởng cả đến sự phối hợp làm việc giữa các nhân viên trong công ty hay thậm chí là giữa người lãnh đạo và những nhân viên của mình,…
“Hòa khí” được giữ bền vững là khi mà cái tôi của bản thân mỗi người được tiết chế để giúp cho bầu không khí khi giao tiếp luôn hài hòa không có sự căng thẳng. Điều này cũng đã được nhắc đến trong những câu nói như “một điều nhịn, chín điều lành” hay là “thêm bạn, bớt thù”. Tuy nhiên dĩ hòa vi quý mang nghĩa rộng hơn và bao quát hàm ý của cả hai câu thành ngữ trên. Ý nghĩa tốt đẹp mà nó muốn hướng con người tới là một thái độ sống đẹp, sống biết yêu thương, chan hòa, biết nhường nhịn và lắng nghe những gì người khác nói để có thể hiểu nhau hơn.
Cuộc sống hiện đại đã và đang mở ra nhiều cơ hội bởi vậy nhiều cuộc giao lưu gặp gỡ hình thành, vô tình lại phát sinh ra nhiều vấn đề, có vui, có buồn, có bức tức, có giận hờn và thậm chí là có cả xung đột cãi vã. Thế nhưng ít ai trong những tình huống đó có thể giữ được sự bình tĩnh để lắng nghe, thấu hiểu và cùng ngồi lại để xem xét ý kiến. Việc giữ khăng khăng thái độ cứng nhắc, đề cao cái tôi của mình sẽ khiến khoảng cách giữa bản thân với mọi người dần trở nên xa cách khiến quá trình thực hiện công việc trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Tuy nhiên cần hiểu rằng ‘dĩ hòa vi quý” càng không phải là cách sống xu nịnh, ba phải mà là sự chủ động làm ôn hòa các mối quan hệ, tránh gây thù chuốc oán, căng thẳng, hiềm khích lẫn nhau không đáng có. Cần tùy thuộc vào mỗi nền văn hóa, mỗi khoảng thời gian, mỗi hoàn cảnh khác nhau để vận dụng, ứng biến một cách linh hoạt , tránh tình trạng để cho những giá trị cốt lõi, bài học tốt đẹp bị biến chất.
Làm thế nào để sống dĩ hoà vi quý?
Khi bạn mà đã hiểu được đúng nhất ý nghĩa thực sự của câu nói dĩ hòa vi quý là gì? thì mọi người thường sẽ tự đặt ra câu hỏi là làm thế nào để có thể sống đúng với cách mà câu tục ngữ “dĩ hòa vi quý” hướng đến?
Trong đời sống hằng ngày
Trước hết là bạn cần phải học cách biết lắng nghe những ý kiến, những quan điểm từ chính đối phương để có thể dễ dàng nắm bắt chính xác nhất toàn bộ câu chuyện chứ đừng nhìn nhận, đánh giá mọi thứ dưới cái nhìn mà chỉ có cá nhân bạn thấy. Ngoài ra dĩ hòa trong gia đình cũng là một điều rất cần thiết. Mỗi mỗi sự vật đều có những sự biến đổi không ngừng nghỉ, như câu nói mỗi hoa mỗi hương, mỗi người mỗi tính. Dù cho ta biết rõ rằng mỗi một con người trong gia đình đều là những người có mối quan hệ ruột thịt với nhau có mối quan hệ đặc biệt gắn bó và thân thiết. Dù có vậy thì đôi khi chúng ta không thể tránh khỏi những lúc to tiếng, bất đồng quan điểm cũng như đối ngược về phong cách sống của mỗi người. Hay là cùng một sự việc mỗi người lại có những cách giải quyết cũng như ứng xử khác nhau. Nếu như con người chúng ta không biết nhường nhịn, bỏ qua những nhược điểm của nhau mà cứ mãi để ý, phán xét thì gia đình sẽ không thể nào yên ấm hoà thuận được.
Trong chính trị
Ý nghĩa của “Dĩ hòa vi quý” không chỉ đơn giản được áp dụng trong vấn đề về cách sống của một cá nhân mà nó còn được áp dụng với toàn xã hội đặc biệt là trong tình hình chính trị, an ninh – quốc phòng. Được xuất phát từ chính sách mở rộng giao lưu quốc tế, hợp tác cùng phát triển với các đối tác nước ngoài cùng với việc trong thời buổi hiện đại, các nước luôn luôn nêu cao quan điểm về hòa bình, tôn trọng việc đàm phán, thương lượng tránh việc để xảy ra tình trạng chiến tranh bùng nổ. Vì vậy trước những thay đổi tích cực của một đất nước, khiến cho thay đổi bộ mặt của toàn xã hội, việc áp dụng ý nghĩa của dĩ hòa vi quý sẽ góp phần không nhỏ. Đặc biệt trong tình hình chính trị, an ninh – quốc phòng của toàn đất nước, chính phủ ta luôn đưa ra lời đề nghị về việc thương lượng, đàm phán để đưa ra cách giải quyết vấn đề bằng tình hữu nghị. Dĩ hòa vi quý sẽ khiến mọi việc được giải quyết trong yên bình, giúp duy trì được những mối quan hệ xã hội nhưng điều đó cũng không có nghĩa là thể hiện sự cam chịu, đầu hàng trước những cái sai để lẽ phải chìm dưới đáy vực sâu.
Tóm lại
Sau bài viết trên, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi: Dĩ hoà vi quý là gì rồi chứ! Hãy luôn giữ thái độ sống chan hòa, biết lắng nghe những ý kiến của mọi người xung quanh để nhìn nhận mọi vấn đề trên phương diện tích cực, hòa nhã nhất.