Thế giới ẩm thực có nhiều khía cạnh và ẩn chứa nhiều điều bất ngờ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về các món ăn của đặc sản miền Tây – một khía cạnh với nhiều sự thú vị của thế giới ẩm thực.
Cá lóc nướng trui – món ăn thân quen ở miền Tây
Cá lóc nướng trui là một trong những món ăn quen thuộc ở các vùng sông nước miền Tây, là mồi nhậu chất lượng trong các cuộc vui. Mùi thơm và vị ngọt của thịt cá giúp món ăn có được nhiều cảm tình của du khách đến thăm. Đến thăm miền Tây, du khách rất dễ dàng bắt gặp hình ảnh người dân nơi đây xắn ống quần lên và đi bắt cá lóc, đem nướng ở đống rơm đang đỏ lửa rồi chuẩn bị rau thơm, làm mỡ hành và nước chấm ăn kèm với món cá này. Ngoài rau thơm, cá lóc nướng trui có thể ăn kèm với xoài xanh hoặc bánh tráng.
Bún cá Châu Đốc – tinh hoa xứ An Giang
Đây chính là tinh hoa ẩm thực tại Châu Đốc An Giang. Cá lóc được chọn để chế biến món ăn này. Một điểm đặc biệt của món bún cá Châu Đốc đó chính là nước lèo đậm vị ngọt và không có nhiều màu như một số chỗ khác ở miền Nam. Bên cạnh đó, bún cá Châu Đốc có thể ăn chung với rau thơm, bắp chuối hoặc bông điên điển và một ít mắm ớt để tăng thêm hương vị cho món ăn.
Bánh xèo miền Tây – đặc sản miền Tây đích thực
Nếu bánh xèo miền Trung có kích cỡ chỉ bằng hai lòng bàn tay thì bánh xèo miền Tây lại lớn hơn và phải chọn một cái chảo thật to để tráng một chiếc bánh xèo. Nhân của bánh xèo miền Tây bao gồm các nguyên liệu như cà rốt, sắn, tôm, thịt heo và nấm bào ngư. Đặc biệt, bột bánh xèo miền Tây thường được cho thêm nước cốt dừa hoặc màu nghệ để bột gạo có màu vàng, khác với bánh xèo miền Trung giữ lại màu trắng của gạo. Ngoài ra, bánh xèo miền Tây được ăn kèm với 20 loại rau khác nhau như rau xà lách, cải xanh, tía tô, rau húng, rau diếp cá,….
Hủ tiếu Sa Đéc – đại diện tiêu biểu đến từ Đồng Tháp
Ghé thăm Đồng Tháp và thành phố hoa Sa Đéc, bạn đừng quên thưởng thức món hủ tiếu tại nơi đây. Hủ tiếu khô được ăn chung với nước lèo hầm từ xương và húng quế. Ngoài ra, một phần hủ tiếu sẽ có vài lát thịt heo, bò viên, hành phi, hành lá, trứng cút. Khi ăn món này, đừng quên giải khát bằng trà đá sau khi ăn nhé !
Dừa sáp – linh hồn của Bến Tre
Bến Tre xưa nay được biết đến có nhiều vườn dừa rộng bao la, xanh mát và nơi đây cũng được xem là “thủ phủ” dừa của đất nước Việt Nam. Vốn là loại trái đem đến những lợi ích cho cuộc sống của người dân ở đây tuy nhiên không phải cây dừa nào cũng sẽ cho ra sản phẩm là những trái dừa sáp. Vì vậy những trái dừa sáp được tìm kiếm và chọn lựa khá kỹ càng . Dừa sáp có lớp cơm dày đặc và khi bổ ra bạn sẽ thấy có một lớp nước dẻo đặc quánh thơm ngọt và béo ngậy. Tuy nhiên, giá của dừa sáp khá đắt so với các loại dừa bình thường khác, với mức giá trong khoảng 200.000đ đến 350.000đ cho một trái.
Bánh Pía – món bánh đậm chất Sóc Trăng
Ở Sóc Trăng, bánh Pía mang lớp nhân đậu xanh, sầu riêng hay trứng muối đã trở thành món ăn vặt tại nơi này khiến nhiều người thích thú. Trong quá khứ, loại bánh này được người Hoa mang bên mình trong những lần di dân vào khu vực miền Nam. Lúc sau, vì thấy bánh có hương vị khá độc , ngon miệng nên người tại Sóc Trăng đã quyết định kinh doanh loại bánh này. Để làm ra một chiếc bánh pía, người làm bánh phải tinh tế trong việc cân đo đong đếm tỷ lệ hợp lý đối với bột và nhân bánh. Hiện nay, món bánh chiếm được tình cảm của rất nhiều tín đồ mê đồ ngọt và trở thành đặc sản nổi tiếng, hấp dẫn của Sóc Trăng.
Đuông dừa – một món ăn vừa “độc” mà lại vừa và “lạ” theo một cách riêng
Nghe đến đuông dừa nhiều người sẽ cảm thấy có phần sợ hãi nhẹ bởi đây chính là một loại côn trùng có thân màu trắng, béo tròn tọa lạc trên thân cây dừa thế mà món ăn đuông dừa lại chính là một trong những món ăn làm nên “hồn cốt” của đặc sản miền Tây. Bạn nên pha một chén nước mắm bỏ nhiều ớt cay, sau đó cho đuông dừa còn sống vào và bắt đầu dùng bữa. Đó cũng chính là nét lạ, thú vị của món ăn đuông dừa. Khi cắn vào, bạn sẽ cảm nhận đuông dừa có vị béo rất riêng.
Trái Cà Na – một thức quà của miền Tây
Nếu bạn có dịp ghé về miền Tây, đặc biệt là các tỉnh như Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp quả cà na được bày bán mọi nơi, từ các xóm chợ đến các xe đẩy, các gánh hàng rong. Cà na mang màu xanh và ngả vàng nhạt khi đến độ chín. Loại trái này có vị chát và chua, giàu vitamin C và được coi là bài thuốc tự nhiên để chữa kiết lị, viêm họng hay giải rượu. Cà na được dùng để chấm ớt, ngâm chua ngọt,…
Mùa cà na rơi vào độ khoảng tháng 8 và tháng 9 và cũng là thời điểm nước lũ lên cao ở miền Tây. Bà con nơi đây kể rằng rất nhiều cây trái khác không trụ nổi qua cơn lũ. Thế nhưng cây cà na vẫn mang sức sống mạnh mẽ và cho ra trái liên tục. Du khách ghé thăm miền Tây thường chọn cà na để biếu quà tặng cho những gia đình và bạn bè sau khi trở về từ chuyến đi.
Bài viết trên đã cung cấp đến cho quý độc giả những thông tin về đặc sản miền Tây phong phú, đa dạng để quý độc giả biết thêm được những khía cạnh độc đáo trong thế giới ẩm thực. Hi vọng bạn sẽ có được những kỉ niệm và giờ phút đáng nhớ khi du lịch tại miền Tây sông nước đồng thời có thể thưởng thức thoải mái những món ăn tại nơi này. Ẩm thực của miền Tây vẫn còn rất nhiều món ăn khác đang chờ khách du lịch khám phá.