Dạy học để phát triển phẩm chất cũng như năng lực của các em học sinh là phương pháp cần sự tích tụ của các các yếu tố phẩm chất và năng lực của người học để có sự chuyển hóa hơn và góp phần vào việc hình thành, phát triển nhân cách của một con người. Vậy chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là gì mà được mọi người quan tâm đến như vậy? Phương pháp này mang lại hiệu quả như thế nào đối với học sinh? Trong bài viết hôm nay chúng ta cũng đi tìm hiểu nhé!!!
Chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh được hiểu như thế nào?
Trước khi giải đáp thắc mắc chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, chúng ta hãy cùng đi qua khái niệm năng lực là gì trước.
Năng lực là gì?
Năng lực chính là một khái niệm được mọi người nhắc đến rất nhiều trên mọi lĩnh vực của đời sống và trong xã hội. Hơn nữa đã xuất hiện rất nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm năng lực. Dựa trên từ điển tiếng việt, năng lực dùng để chỉ khả năng và điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên có sẵn để thực hiện được một hành động nào đó, trong một lĩnh vực nào đó. Năng lực còn được xem như là một phẩm chất tâm lý và sinh lý, giúp con người hình thành khả năng hoàn thành tốt một công việc hay một hoạt động nào đó với chất lượng tốt và hiệu quả cao.
Các năng lực mà học sinh cần hướng đến
Năng lực chính là sự huy động và tập toàn bộ kiến thức và kỹ năng của con người để có thể hoàn thành tốt được một công việc cụ thể nào đó trong một lĩnh vực nhất định, 3 năng lực mà các học sinh cần hướng đến là:
- Năng lực của sự tự chủ và sự tự học: học sinh cần phải biết xác định những mục tiêu học tập cho riêng mình cũng như cần lên kế hoạch và thực hiện cách học, đồng thời phải tự biết đánh giá và điều chỉnh việc học tập sao cho phù hợp. Ngoài ra học sinh phải học cách tự giải quyết mọi vấn đề và phải có tính sáng tạo
- Năng lực của sự giao tiếp và hợp tác: Cần phải biết sử dụng các loại ngôn ngữ thông dụng cũng như xác định được các mục tiêu và lựa chọn nội dung, thái độ giao tiếp phải thật phù hợp và có chuẩn mực nhất định.
- Năng lực tính toán chính xác: Học sinh áp dụng những phép tính đo lường cơ bản, và các công cụ tính toán một cách linh hoạt và nhanh nhẹn
Dạy học để giúp phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh là phương pháp tích tụ dần dần các yếu tố của phẩm chất và năng lực người học để chuyển hóa và góp phần cho việc hình thành, phát triển những nhân cách tốt đẹp.
Chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh được bao gồm những phương pháp gì?
Dạy học để phát triển các phẩm chất và năng lực người học cũng được xem như một yếu tố quan trọng trong nội dung giáo dục. Một phương pháp giáo dục, dạy học hay là phương pháp dạy học giúp học sinh có thể phát huy hết tính tích cực và sự sáng tạo của mình. Và phương pháp chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh cũng được định nghĩa giống như vậy đó. Với các phương pháp giảng dạy phù hợp, các giáo viên sẽ giúp các học sinh có thể phát triển những khả năng vốn có của mình như có thể tự giải quyết các vấn đề, tự tìm tòi và học hỏi, tự khám phá để kích thích tư duy học hỏi,…giúp các bạn học sinh tiến gần hơn so với thực tế và phát triển một cách toàn diện nhất.
Những phương pháp dạy học khá phổ biến theo chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Phương pháp học nhóm
Học nhóm là phương pháp chuyên đề dạy học theo chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh nhằm định hướng phát triển năng lực của học sinh rất phù hợp, nó còn có những tên khác nhau như: Dạy học theo hình thức hợp tác, hay dạy học theo một nhóm nhỏ, trong đó cần chia các học sinh trong một lớp thành các nhóm nhỏ, với khoảng thời gian cần được xác định, mỗi nhóm càn tự lực để hoàn thành các nhiệm vụ học tập được giao dựa trên cơ sở tự phân công công việc và hợp tác với nhau làm việc sao cho hiệu quả và hợp lý nhất. Kết quả của quá trình làm việc này của nhóm sẽ được trình bày trước lớp và được đánh giá trước toàn lớp. Ưu điểm của phương pháp này nếu được tổ chức giảng dạy tốt sẽ phát huy và nâng cao được tính tích cực, và sự tự giác, tính trách nhiệm của mỗi học sinh, phát triển được các năng lực làm việc và cả năng lực giao tiếp của học sinh.
Phương pháp giải quyết vấn đề
Dạy học theo cách tự phát hiện và giải quyết các vấn đề là phương pháp đặt ra cho học sinh các vấn đề có chứa đựng những mâu thuẫn khác nhau giữa cái đã biết và cái chưa biết để học sinh tự nhận thức và chuyển học sinh vào tình huống có vấn đề, để kích thích sự tìm tòi, giải quyết các vấn đề, phương pháp này nâng cao sự chủ động của các em và đây là phương pháp dạy học rất là hiệu quả.
Phương pháp trò chơi
Đây là phương pháp dạy học tổ chức trò chơi cho học sinh tìm hiểu về một vấn đề hay những hành động, hay những thái độ, hoặc những việc làm thông qua, dựa trên một trò chơi nào đó. Ưu điểm của phương pháp này không những giúp học sinh giải toả sau những giờ học căng thẳng mà thông qua các tình huống đó, học sinh sẽ rút ra cho bản thân được rất nhiều kinh nghiệm sau này.
Phương pháp dạy học đóng vai
Đây là một trong những phương pháp dạy học theo chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, đóng vai là phương pháp dạy học, tổ chức cho học sinh theo phương pháp chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực bản thân. Với phương pháp này, học sinh sẽ được thực hành, “ làm thử” một số cách ứng xử hoặc đóng vai một nhân vật trong một tình huống giả định nào đó. Đây cũng là phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh có cái nhìn, và suy nghĩ thấu đáo hơn về một vấn đề nào đó, bằng cách tập trung hết mình vào một sự việc cụ thể mà các em vừa thực hiện quan sát được. Việc “diễn xuất ” không phải là yếu tố chính của phương pháp dạy này mà điều quan trọng nhất là sự thảo luận, bàn bạc của các bạn học sinh sau phần diễn ấy. Ưu điểm của phương pháp này là giúp học sinh trở nên vô cùng hứng thú với môn học, nhất là với các môn xã hội như Ngữ văn, lịch sử. Điều này sẽ làm cho học sinh hiểu bài và yêu môn học hơn.
Hy vọng với những chia sẻ về chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh sẽ giúp các thầy cô có phương pháp dạy hiệu quả nhất cho con em mình.